-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung
04/06/2024
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thiết bị xây dựng
Hoàng Hà
Trước những tác hại của các lò gạch thủ công gây ra ô nhiễm môi trường và việc chặt phá rừng làm củi nung gạch, từ năm 2012, Chính phủ đã có Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.
Năm 2013, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trong nhiều năm qua, UBND TP Kon Tum đã quyết liệt trong lộ trình vận động, tuyên truyền người dân dần xóa bỏ lò gạch, chuyển đổi ngành nghề.
Nhằm xóa sổ lò gạch thủ công trên địa bàn, thành phố đã cùng phối hợp các phường siết chặt và xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản đất sét trái phép trên địa bàn.
Đồng thời, tuyên truyền, vận động chủ cơ sở và người lao động ngừng sản xuất gạch thủ công và đăng ký đào tạo chuyển đổi ngành nghề khác.
Theo thông tin từ phòng Kinh tế - Hạ tầng thuộc UBND TP Kon Tum, thống kê năm 2018, trên địa bàn thành phố có 202 cơ sở lò gạch thủ công.
Sau khi UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch theo lộ trình giảm dần, chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, đến nay, toàn TP Kon Tum đã tháo dỡ được 161 cơ sở sản xuất lò gạch thủ công và còn 41 cơ sở đang hoạt động ở xã Hòa Bình và phường Ngô Mây.
Những ngày này, chúng tôi đến 2 địa bàn trên, chứng kiến hầu hết các lò gạch thủ công đã đóng cửa. Hiện trường để lại là những lò gạch thủ công nằm ngổn ngang. Mưa bão trong những tháng qua đã làm hư hại phần nhiều các lò gạch giá trị hàng trăm triệu đồng này.
Các lò gạch tại thôn 4 (xã Hòa Bình) và thôn Thanh Trung (phường Ngô Mây) đang có công nhân làm gạch và bốc gạch ra khỏi lò.
Ông Lê Đình Chuyên (68 tuổi, trú tại phường Ngô Mây, TP Kon Tum) trình bày: "Hơn 10 năm qua, gia đình và họ hàng tôi đã sống nhờ nghề làm gạch thủ công. Tôi cũng vay mượn để đầu tư gần 1 tỷ đồng mua đất và xây dựng lò gạch thủ công nhằm mở rộng sản xuất. Khi dừng làm gạch thủ công, gia đình không biết làm nghề gì để có tiền nuôi 3 con đều đang tuổi ăn, học".
"Cả trăm lò gạch ở đây được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, giờ bỏ hoang, bán không ai mua vì đất đai bị quy hoạch làm khu công nghiệp. Chúng tôi mong Nhà nước có những định hướng, hỗ trợ kịp thời nhằm giúp người dân trong giai đoạn đầu chuyển nghề.", ông Chuyên mong mỏi.
Ông Đặng Ngọc Song - Phó chủ tịch UBND phường Ngô Mây cho hay: "Trên địa bàn phường có khoảng 37 cơ sở với 68 lò gạch thủ công. Thực hiện chỉ đạo, nhiều năm qua, phường đã tích cực phối hợp, vận động các lò gạch dừng hoạt động. Đến nay, phường chỉ còn 3 cơ sở với 6 lò còn hoạt động để sản xuất số vật liệu còn dư thừa rồi sẽ đóng".Các lao động từ khi dừng hoạt động thì đời sống cũng khó khăn, thiếu thốn. Theo đó, họ đã sống nhờ những lò gạch thủ công từ bao đời nay. Khi lò gạch dừng hoạt động thì một số người trẻ, trung niên xin vào các lò gạch tuynel để làm việc. Số còn lại thì ai thuê gì làm đó, chưa ổn định công việc.
"Nhà nước cũng chưa có những chính sách hỗ trợ cho bà con về mặt kinh tế nhằm duy trì cuộc sống trong thời gian tìm việc. Trước những khó khăn đó, phường cũng tạo điều kiện hỗ trợ người lao động vay vốn chính sách để chuyển đổi mô hình kinh tế. Kết hợp giới thiệu việc làm phù hợp với sở trường của từng người", ông Song thông tin.
Ông Dương Anh Hùng - Phó chủ tịch UBND TP Kon Tum cho biết, trong thời gian tới, UBND thành phố tiếp tục phối hợp để tuyên truyền, vận động các cơ sở thực hiện chủ trương về lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, để đảm bảo lộ trình đến năm 2025, chấm dứt hoàn toàn sản xuất gạch xây dựng đất sét nung bằng lò thủ công và tiến đến ổn định các cơ sở sản xuất gạch không nung đã có, phát triển mở rộng sản lượng 40 triệu viên quy chuẩn/năm.
Số lượng:
Tổng tiền: