-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung
04/06/2024
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thiết bị xây dựng
Hoàng Hà
Hàng năm, việc sản xuất gạch đất sét nung đã khiến tình hình ô nhiễm và tiêu hao tài nguyên trở nên báo động. Việc phát triển các loại vật liệu xanh, đặc biệt là vật liệu không nung đã trở thành xu thế tất yếu của ngành xây dựng.
Xu thế sử dụng vật liệu xanh trên thế giới
Cùng với những phát minh đầu tiên về chất kết dính, vật liệu xây không nung (VLKN) có một lịch sử phát triển rất lâu đời. Cách đây 5000 năm, người Ai Cập đã biết kết hợp đất sét và rơm để làm thành những viên gạch đất không nung đầu tiên được áp dụng trong xây dựng. Người La Mã, cách đây 2000 năm cũng đã từng dùng tro núi lửa trộn cùng vôi để tạo ra xi măng. Đến đầu thế kỉ 20, gạch bê tông nhẹ - tiền thân của những viên gạch không nung ngày nay lần đầu tiên được sáng chế, hoàn thiện và được sử dụng đại trà tại Thụy Điển.
VLKN với những tính năng ưu việt đã dần thay thế gạch nung truyền thống trong lĩnh vực xây dựng trên quy mô toàn thế giới trong hơn 100 năm qua. Ngày nay, tại các nước phát triển, gạch không nung chiếm tỉ lệ cao (trên 70%) trong các công trình xây dựng.
Gạch không nung đang là vật liệu được ưu tiên sử dụng tại các nước phát triển (Nguồn: gachkhangminh.vn) |
Ở Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sử dụng gạch rắn đất sét tại 170 thành phố, nhờ đó gạch không nung đã chiếm 60% tỉ trọng. Tại Mỹ, các công trình xây dựng xanh đang gia tăng với tốc độ đáng kể, với hơn 1/3 các công trình thương mại mới là các công trình sử dụng VLKN. Tại Thái Lan, do Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất đai nên vật liệu nung có giá cao hơn nhiều vật liệu xây không nung. Điều này đã khiến cho ngành VLKN tại quốc gia này có điều kiện phát triển nhanh chóng.
Thị trường vật liệu xanh trong nước
Với những lợi ích đối với môi trường, sản xuất và sử dụng vật liệu xanh là xu thế phát triển tất yếu của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, vì các rào cản về khoa học - công nghệ, trước đây tại nước ta, thị trường vốn chỉ chủ yếu phổ biến các loại vật liệu xanh có nguồn gốc từ thiên nhiên, mang tính truyền thống như tre, kiện rơm, sợi nấm, mùn cưa… Những sản phẩm như gạch không nung dù mang ưu điểm vượt trội vẫn chưa thể bứt phá mạnh mẽ so với vật liệu truyền thống, bởi nhiều rào cản chưa thể tháo gỡ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu vật liệu Việt Nam đang tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, ở mức 10-12%. Tới năm 2020 thị trường sẽ phải đáp ứng đủ nhu cầu 42 tỷ viên gạch quy chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước.
Nhằm kích cầu thị trường, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách để phát triển gạch không nung trong ngành xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Theo quyết định 567/ QĐ-TTg ngày 28/04/ 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển VLX không nung đến năm 2020 thì tỷ lệ VLXD không nung vào các năm 2015, 2020 tương ứng là 15 – 20%, 30 – 40%. Gần đây nhất, kể từ tháng 2/2018, đối với các công trình sử dụng ngân sách nhà nước, tỷ lệ bắt buộc sử dụng VLKN sẽ được quy định và áp dụng cụ thể ở từng địa phương. Trong đó, các công trình TP.HCM và Hà Nội sẽ phải sử dụng 100% gạch không nung.
Số lượng:
Tổng tiền: