-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung
04/06/2024
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thiết bị xây dựng
Hoàng Hà
Sáng nay, 14.2, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình chính thức được khánh thành. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và cắt băng khánh thành dự án.
Cung cấp 3,9 tỉ kWh điện mỗi năm
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng vào ngày 22.2.2014 với tổng mức đầu tư của dự án là 26,5 nghìn tỉ đồng, tương đương với 1,27 tỉ USD. Trong đó 85% là vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Thủ tướng cho biết Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành được 83% khối lượng công việc. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại cần phải tiếp giải quyết và hiện Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để hoàn thành Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình, phấn đấu đến năm 2020 sẽ khánh thành.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, lò hơi thông số cận tới hạn, đây là loại công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế và đã được áp dụng phổ biến trên thế giới.
Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than antracite nội địa. Cả 2 tổ máy của nhà máy đã đi vào vận hành thương mại từ tháng 4.2018, sau gần 1 năm vận hành thử, các kết quả phân tích môi trường tại đây cho thấy chất lượng khí thải, nước thải qua hệ thống xử lý của nhà máy đều có kết quả tốt hơn các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.
Ngoài ra, nhà máy cũng đã có giải pháp và phương án xử lý tro xỉ làm phụ gia xi măng, không có tro xỉ tồn dư.
Việc Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chính thức đi vào hoạt động có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến, mỗi năm nhà máy sẽ phát lên lưới điện quốc gia sản lượng điện từ 3,6 - 3,9 tỉ kWh.
Công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường
Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình đi vào vận hành đã đóng góp lượng điện năng không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng sự phối hợp nhịp nhàng và kịp thời giữa EVN, tổng thầu xây dựng Nhật Bản, các đơn vị giám sát, thi công từ Đức, Hoa Kỳ và Việt Nam...; đồng thời cùng sự hỗ trợ tích cực của địa phương đã mang lại dự án đảm bảo cả về tiến độ, chất lượng xây dựng, hài hòa các yếu tố môi trường và an toàn lao động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo “Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, cần tiếp tục ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong vận hành nhà máy để đảm bảo vận hành an toàn, đảm bảo yếu tố môi trường. Tuyệt đối không để xảy ra vấn đề mất an toàn môi trường, an toàn lao động, đặc biệt, cần tăng cường giám sát vấn đề nguồn than và tro xỉ thải” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Báo cáo tổng quan về Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, Nhà máy có hai tổ máy 2x 300 MW ( tổng công suất lắp đặt là 600 MW), thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Thành cho biết thời gian chạy thử, nhà máy đã phát điện trên lưới trên 3 tỉ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện. Các tổ máy đều đạt công suất thiết kế.
laodong.vn
Số lượng:
Tổng tiền: