-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung
04/06/2024
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thiết bị xây dựng
Hoàng Hà
Trước sức ép cạnh tranh, giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp (DN) xi-măng đã và đang căng sức triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. Ðây là quá trình tất yếu để tồn tại và phát triển nếu không muốn tụt lại phía sau.
Môi trường sạch sẽ tại Vicem Hoàng Thạch.
Giá cả vật liệu biến động
Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nhiều mặt hàng xây dựng tăng theo mức tăng của chi phí đầu vào. Cụ thể, xi-măng tăng từ 50 nghìn đến 70 nghìn đồng/tấn tùy loại, thậm chí có một số đơn vị giá tăng 100 nghìn đồng/tấn. Ðây là điều đã được dự báo trước những biến động mạnh mẽ từ giá điện, than... và mức giá hiện nay có thể còn tăng nếu các đơn vị sản xuất xi-măng không tiếp tục siết chặt các khâu sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, thị trường vật liệu lại có sự đối nghịch khi giá xi-măng tăng nhưng giá gạch lại tụt thấp, thậm chí một số đơn vị, sản phẩm làm ra đang phải bán thấp dưới cả giá thành sản xuất.
Chi phí quản lý, khấu hao khiến giá thành sản xuất ra một viên gạch tăng từ 800 đến 1.000 đồng/viên, nhưng một số đơn vị sản xuất phải bán với giá khoảng 600 đồng/viên. Nguyên nhân chính là do cung vượt quá cầu, các nhà máy đua nhau giảm giá bán. Hiện các doanh nghiệp sản xuất gạch nung và không nung tại miền bắc hầu hết đều trong tình trạng sản xuất cầm chừng. Khu vực phía nam còn chịu thêm áp lực từ giá cát xây dựng vừa tăng cao, vừa thiếu nguồn. Trong khi đó, giờ đã bước vào mùa xây dựng và tình hình giá cả có thể sẽ tiếp tục có biến động hơn.
Riêng lĩnh vực xi-măng, mặc dù giá tăng nhưng sức tiêu thụ khá ổn định. Theo Chủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung, tiêu thụ xi-măng 5 tháng đầu năm chỉ bằng 96% so với cùng kỳ do cũng mới bắt đầu vào mùa xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản chưa ổn định, tăng trưởng không như kỳ vọng. Khu vực xây dựng tư nhân vẫn phát triển tốt, nhưng xây dựng của các khu đô thị, công trình lớn có vẻ chậm, ảnh hưởng đến tình hình chung trong xây dựng xi-măng. Tuy nhiên, sức ép tiêu thụ cũng được san sẻ cho xuất khẩu khi 5 tháng đầu năm, xuất khẩu xi-măng tăng 2% so cùng kỳ và khả năng vượt qua con số 32 triệu tấn của năm 2018, giúp giảm áp lực cho các đơn vị kinh doanh xi-măng. Thực tế, các doanh nghiệp xi-măng quy mô lớn, dây chuyền hiện đại có khả năng chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh tốt hơn do phát huy cao nhất hiệu quả. Với cơ cấu tiêu thụ hiện nay (một phần ba xuất khẩu, hai phần ba tiêu thụ trong nước), nếu không tìm được đối tác xuất khẩu sẽ rất khó khăn. Ðây cũng là chọn lọc tự nhiên, phù hợp xu hướng phát triển, phải đầu tư công nghệ, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng...
Ðồng thời, phải đầu tư cải tạo các dây chuyền cũ, lạc hậu, nâng cao năng suất lao động, siết chặt công tác quy hoạch xi-măng, không để đầu tư ồ ạt và cần có bàn tay quản lý của Nhà nước để điều tiết, định hình.
Ðẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ
Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam (Vicem) Bùi Hồng Minh cho biết đã hối thúc và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên đẩy nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm môi trường. Trong đó, các nhà máy phải xây dựng lộ trình tự động hóa, trước mắt là khâu thí nghiệm và nghiền. Ðồng thời đẩy mạnh xây dựng văn phòng điện tử, kết nối kiểm soát khâu lưu thông và logistics, tiến tới hoàn thiện mô hình nhà máy hiện đại, kiểm soát, quản lý theo xu hướng công nghệ 4.0. Hiện nay, công suất của các nhà máy thuộc Vicem đã phát triển đến ngưỡng, vượt 10% công suất thiết kế. Do đó, cần rà soát, điều chỉnh chiến lược thị trường, phát huy tối đa tiềm năng các thương hiệu mạnh, tối ưu hóa phân phối. Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, công nợ nội bộ, trả nợ vay đến hạn, tăng cường đánh giá, phân tích hoạt động tài chính nhằm bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả điều hành việc chu chuyển dòng tiền tăng nguồn lực tài chính của Vicem...
Thực tế mức độ cạnh tranh trên thị trường xi-măng vẫn còn khá lớn, cho dù mức tiêu thụ thời gian qua khá khả quan. Các đơn vị buộc phải căng sức giữ vững thị trường, đồng thời tìm kiếm những giải pháp đồng bộ từ khâu tổ chức con người đến sản xuất, lưu thông, phân phối. Tổng Giám đốc Vicem Hoàng Thạch Lê Thành Long cho biết, 5 năm qua, công ty đã từng bước cơ cấu lại tổ chức, giảm gần 800 lao động dôi dư. Ðồng thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào hầu hết các khâu.
Ðến nay, công đoạn xuất hàng đã làm hoàn toàn qua mạng từ khâu đặt hàng đến xuất sản phẩm, đồng thời tiếp tục hoàn thiện xây dựng việc kiểm soát, điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp online theo hướng chuyên nghiệp, tiệm cận quốc tế. Song song với việc tháo gỡ các nút thắt về công nghệ trong sản xuất, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, công ty cũng tập trung cải thiện năng lực logistics nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường vì có thời điểm công ty không còn hàng để bán do khả năng sắp xếp, vận chuyển sản phẩm chưa hợp lý. Lắp đặt thêm các hệ thống quan trắc online, kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường. Một trong những thành công của đơn vị là đã và đang đẩy mạnh việc sử dụng tro xỉ cũng như tận dụng mỏ đá có hàm lượng ma-giê cao vào sản xuất, góp phần tiết kiệm tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường vật liệu xây dựng trong năm nay còn nhiều phức tạp, nhất là lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ xi-măng. Dự kiến sản lượng xi-măng tiêu thụ toàn ngành năm 2019 khoảng 98 đến 99 triệu tấn, tăng từ 6 đến 8% so với năm 2018, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 69 đến 70 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 29 đến 30 triệu tấn. Các đơn vị kinh doanh xi-măng bên cạnh việc tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất cũng cần bám sát diễn biến thị trường, tăng cường khả năng dự báo để có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời, nhất là trong mùa xây dựng.
nhandan.com.vn
Số lượng:
Tổng tiền: