Quảng Ngãi tiến độ xóa bỏ lò gạch thủ công còn chậm

Quảng Ngãi tiến độ xóa bỏ lò gạch thủ công còn chậm

03/09/2019

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản yêu cầu các địa phương và Sở, ngành liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh.

Để xóa bỏ triệt để các lò gạch thủ công cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp và Sở, ngành liên quan (ảnh TL)

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến 31.7.2019, toàn tỉnh còn tồn tại 164 lò gạch thủ công, 3 lò gạch đứng liên tục và 3 lò vòng. So với thời điểm 31.8.2018, thì toàn tỉnh chỉ mới xóa được 24 lò gạch thủ công; tiến độ xóa bỏ còn chậm, chưa đạt yêu cầu.

 

Nguyên nhân là do vẫn còn một số nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh chưa được các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, hoặc tổ chức thực hiện chưa quyết liệt và đồng bộ. Cụ thể như, chưa thực hiện thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất các cơ sở thuê của Nhà nước để làm mặt bằng sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng liên tục và lò vòng; chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để việc tập kết thêm nguyên liệu đất sét tại các cơ sở sản xuất; chưa tổ chức kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công gây ô nhiễm môi trường,…
 

Để tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về xóa bỏ các lò gạch thủ công, lò đứng liên tục và lò vòng trên địa bàn tỉnh.

 

Trong quá trình thực hiện, cần phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao.

 

UBND các huyện, thành phố cần chủ động, linh hoạt, có giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để xóa bỏ dứt điểm các lò gạch thủ công, lò đứng liên tục và lò vòng trên địa bàn theo quy định; kiên quyết ngăn chặn, xử lý ngay các tình huống mới phát sinh; tổ chức điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề ở địa phương, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11.11.2011.

 

baoquangngai.vn

Tags :

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0907207555

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

product-image

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: