-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung
04/06/2024
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thiết bị xây dựng
Hoàng Hà
huỗi sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng (VLXD) liên tục bị đứt gãy; giá cả các mặt hàng năng lượng, vật tư, nguyên liệu sản xuất tăng đột biến, liên tục biến động ảnh hưởng nghiêm trọng tới biên lợi nhuận của DN xây dựng. Thực trạng này đang khiến nhiều DN xây dựng lao đao.
Kinh doanh thua lỗ
Theo số liệu khảo sát từ Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, thời gian qua, không chỉ sắt thép tăng đến 40% mà gần như tất cả loại vật liệu xi măng, cát, đá, nhôm, kính… đều “leo thang”. Những biến động về giá vật liệu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN xây dựng. Trong tình trạng hiện nay, nhiều DN khó tìm việc, nhưng lại không dám nhận việc vì lo đối phó với tình trạng "bão giá” VLXD.
Tổng Giám đốc Phục Hưng Holdings Trần Hồng Phúc cho biết, đối với những công trình dân dụng và công nghiệp xây thô hoàn thiện mặt ngoài, giá thép chiếm khoảng 25 - 30% giá thành. Từ đầu năm đến nay, giá thép tăng tới 30%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến biên lợi nhuận do chi phí quản lý chiếm tối đa 10% giá trị công trình, mà riêng giá thép ngốn tới 9% lợi nhuận. Do đó một số công trình của DN đang chịu lỗ khi không đàm phán được với chủ đầu tư để điều chỉnh giá.
Ở tình trạng tương tự, Giám đốc CP kỹ thuật và giải pháp công trình ITSPRO Bùi Văn Dũng cho hay, hiện công ty cũng lâm vào cảnh phải bù lỗ bởi giá thép liên tục biến động. Với việc VLXD vẫn ở mức cao khiến DN gặp khó khăn khi đưa ra giá chào thầu, quá trình đàm phán vì thế bị kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với những công trình đã nhận hợp đồng thì đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Cần những giải pháp hỗ trợ
Một số liệu khác từ Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, trong năm 2021, trên tổng số hơn 2.000 DN xây dựng chỉ có một số ít đạt doanh thu từ 75 – 80% kế hoạch, số còn lại bị giảm ít nhất 50% doanh thu hoặc chỉ đạt từ 10 – 20% kế hoạch. Những con số thống kê đã chỉ ra rõ khó khăn của DN xây dựng, cùng với đó phải gồng gánh các khoản nợ do phụ thuộc vào khả năng thanh toán của chủ đầu tư... Không phủ nhận đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung, ngành xây dựng nói riêng. Nhưng ngoài yếu tố khách quan, không thể không nhắc tới lý do chủ quan, trong khi các bộ, ngành T.Ư đang “loay hoay” tìm kiếm giải pháp nhằm ổn định giá cả cho thị trường VLXD, thì một số địa phương vẫn chưa thực sự xắn tay vào việc để sớm khắc phục khó khăn cho DN xây dựng.
Cụ thể, tại Văn bản số 959/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư mới đây, đề cập đến tình hình giá cả nhiên liệu, VLXD chủ yếu đang có nhiều biến động, xu thế tăng, khó dự báo ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư xây dựng, nhưng vẫn còn một số địa phương chưa xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý; Công bố chậm, chưa bám sát diễn biến hoặc sát với giá thị trường; Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số VLXD chủ yếu… “Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của những chủ thể liên quan, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân ở các dự án” - văn bản nêu rõ.
Nhằm ứng phó với tình hình “báo giá” VLXD, hầu hết DN lớn đều phải bỏ ra khoản kinh phí lớn để đặt mua vật liệu ngay sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư làm dự trữ. Đồng thời tập trung siết chặt hoạt động sản xuất tại công trường nhằm giảm thiểu hao hụt vật liệu, tăng năng suất lao động rút ngắn thời gian thi công. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đủ tiềm lực tài chính để mua dự trữ, đồng thời việc dự trữ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới rủi ro.
“Chúng tôi cho rằng, để đối phó với tình trạng VLXD tăng giá đột biến trong thời gian tới, DN xây dựng cần chủ động đặt hàng với nhà cung cấp vật liệu. Nhưng cũng phải ký và đàm phán với chủ đầu tư trong hợp đồng thi công xây dựng phải có điều khoản về điều chỉnh giá, trượt giá hoặc phương án xử lý khi giá vật liệu nếu xảy ra biến động lớn” - Tổng Giám đốc Phục Hưng Holdings Trần Hồng Phúc nói.
Về góc độ quản lý Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp đề nghị Bộ Xây dựng sửa đổi hợp đồng xây dựng, quy định rõ trách nhiệm thanh toán của chủ đầu tư, vì DN xây dựng khi dự thầu có tới vài bảo lãnh, còn chủ đầu tư vốn ngoài ngân sách lại không có gì đảm bảo. Thời điểm hiện tại, công trình giảm hơn 40% so với năm 2019, do vậy số đầu việc của ngành xây dựng giảm mạnh.
“Chúng tôi mong muốn Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020. Quy định này gây ách tắc cho khoảng 400 dự án ở cả TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đồng thời cơ quan chức năng cần sớm thực hiện biện pháp đối phó với cơn "bão" tăng giá nguyên vật liệu, thúc đẩy việc sửa các luật, giảm bớt chồng chéo, khơi thông nguồn cung cho thị trường bất động sản, đây là giải pháp tích cực để hỗ trợ DN xây dựng” - ông Nguyễn Quốc Hiệp nhìn nhận.
Theo đánh giá, việc ký và đàm phán là tương đối khó vì hiện nay các chủ đầu tư thường chỉ muốn ký hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng đơn giá cố định. Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Bộ Xây dựng, Công Thương, Tài chính... cần thực hiện giải pháp hỗ trợ giá xăng dầu, chính sách miễn giảm thuế cho DN, kích cầu thị trường bất động sản…
Một trong những nội dung đáng chú ý là hiện nay Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã chính thức có hiệu lực thi hành, sẽ tác động tích cực đến hoạt động xây dựng. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần được nhanh chóng hướng dẫn để áp dụng triển khai vào thực tế.
"Cơ quan quản lý công trình chuyên ngành, địa phương cần chủ động thực hiện chủ trương rà soát, tháo gỡ theo thẩm quyền. Công bố kịp thời chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn; theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá VLXD, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường." Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
"Hiện nay, chi phí vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất chiếm khoảng 70 - 80% trong một công trình nên việc biến động như vậy là quá lớn. Nếu như không có sự hài hoà về mặt lợi ích, không có sự chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu, việc thua lỗ của các DN xây dựng là không tránh khỏi." - Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam Đinh Hồng Kỳ
Số lượng:
Tổng tiền: