-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hiện thành công lộ trình sản xuất gạch không nung
04/06/2024
Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thiết bị xây dựng
Hoàng Hà
Hiện nay, việc thi công công trình xây dựng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật. Ngoài đảm bảo quy tắc về an toàn khi thi công, nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý về quy định sử dụng vật liệu xây không nung để bảo vệ môi trường. Nhiều độc giả gửi câu hỏi về cho Luật sư thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Công trình nào phải sử dụng vật liệu xây không nung? Vật liệu xây không nung gồm những vật liệu gì? Không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung bị phạt bao nhiêu tiền? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Vật liệu xây dựng không nung là loại vật liệu được làm từ phụ phẩm, phế thải hoặc các loại cốt liệu, trải qua quá trình tạo hình, đóng rắn mà không cần sử dụng đến nhiệt. Do đó, sản xuất loại vật liệu này không gây ảnh hưởng đến môi trường, được xếp vào vật liệu xây dựng xanh.
Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-BXD quy định vật liệu xây không nung gồm:
1. Gạch bê tông;
2. Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3;
3. Tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ;
4. Gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp; gạch silicát.
Tại Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BXD quy định các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung, như sau:
a) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%;
b) Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%;
c) Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%.
Như vậy, theo quy định trên thì các trường hợp nêu trên khi xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng là những vật liệu không nung.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp, sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình xây dựng
1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm quy định sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định tại Thông tư này khi quyết định đầu tư dự án.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các loại vật liệu xây không nung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm đưa vào thiết kế các loại vật liệu xây không nung phù hợp với từng loại kết cấu.
4. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát phải tuân thủ quy định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây không nung.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng các quy định là yêu cầu bắt buộc.
6. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận:
a) Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các công trình an ninh, quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về việc sử dụng vật liệu xây;
b) Các Bộ chuyên ngành đối với các công trình đặc thù của ngành;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình còn lại.
7. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh vật liệu xây không nung khi cung cấp sản phẩm vật liệu xây không nung vào công trình xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam và phải có chứng nhận hợp quy theo quy định.
8. Trách nhiệm báo cáo:
a) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn theo quy định;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà sản xuất, nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây không nung có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng địa phương về tình hình sử dụng vật liệu xây không nung.
Theo Điều 35 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình, theo đó:
a) Không thực hiện công việc giám sát thi công theo quy định;
b) Ký hồ sơ nghiệm thu khi không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hoặc không phù hợp với lĩnh vực hành nghề, loại công trình, hạng hoặc thời hạn hành nghề theo chứng chỉ được cấp;
c) Không lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định.
a) Làm sai lệch kết quả giám sát;
b) Để nhà thầu thi công thi công sai giấy phép xây dựng, sai thiết kế đã được phê duyệt hoặc thi công không đúng chủng loại, quy cách vật liệu xây dựng hoặc thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
c) Để nhà thầu thi công không sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định;
d) Nghiệm thu công việc xây dựng không đúng theo quy định;
đ) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.
a) Buộc thực hiện việc giám sát thi công theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
b) Buộc lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
c) Buộc hủy và lập lại kết quả giám sát đúng thực tế thi công với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
d) Buộc nhà thầu thi công thi công đúng giấy phép xây dựng, thiết kế đã được phê duyệt hoặc thi công đúng chủng loại, quy cách vật liệu xây dựng hoặc thi công đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
đ) Buộc sử dụng vật liệu xây không nung phù hợp theo quy định đối với phần còn lại của công trình với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
e) Buộc nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
g) Buộc thay thế nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình độc lập với các nhà thầu khác với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này với gói thầu đang thi công xây dựng.
Số lượng:
Tổng tiền: